Chiêu trò Lừa đảo Vay tiền qua zalo, điện thoại, thẻ ATM bằng cccd 2022

Hiện nay, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang được kẻ gian biến hóa khôn lường với nhiều hình thức tinh vi. Đã có không ít nạn nhân “tiền mất tật mang” vì sập bẫy của những đối tượng này.

 Chiêu trò bẫy lừa đảo vay tiền online qua zalo, điện thoại, thẻ ATM bằng CMND/CCCD 2022 cảnh giác. Bạn hãy bỏ một ít thời gian đọc qua bài viết này để chủ động đề phòng, không trở thành nạn nhân tiếp theo của những nhóm chuyên lừa đảo.

Những đối tượng nào dễ bị lừa đảo vay tiền nhất?

Những nhóm chuyên lừa đảo vay tiền sẽ ẩn nấp trong bóng tối, hoạt động một cách có tổ chức và vô cùng tinh vi. Chúng sẽ nhắm vào những đối tượng chính như:

  • Người đang túng thiếu, nợ nần, cần nguồn vốn gấp để xoay sở.
  • Học sinh, sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm.
  • Người thất nghiệp.
  • Người có nợ xấu tại ngân hàng/ tổ chức tài chính.

Những đối tượng này thường sẽ tìm đến cách vay tiền nhanh, giải ngân trong ngày kèm theo thủ tục đơn giản nhất. Đây chính là cơ hội để kẻ xấu đưa ra những hạn mức vay kèm lãi suất cắt cổ. Tuy nhiên, vì tình thế cấp bách, cần tiền nên họ vẫn phải vay mà không nghĩ đến hậu quả sau này.

Những chiêu trò lừa đảo vay tiền phổ biến nhất 2022

Không để cho kẻ gian có cơ hội lộng hành khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Thông tin bên dưới sẽ phần nào cảnh giác đến mọi người và hãy luôn nhớ một điều, tự bảo vệ mình là cách tốt nhất.

Những chiêu trò lừa đảo vay tiền, cụ thể:

  • Lừa đảo vay tiền qua Zalo
  • Lừa đảo vay tiền qua điện thoại
  • Lừa đảo vay tiền qua thẻ ATM
  • Lừa đảo vay tiền qua CMND/ CCCD

Lừa đảo vay tiền qua zalo

Lừa đảo vay tiền qua Zalo đang là một trong những chiêu trò được các đối tượng giả mạo nhân viên tín dụng thực hiện nhiều nhất.

Vay app online nhiều nguy cơ rủi ro

Chúng sẽ tạo lập cho mình một trang cá nhân với những thông tin liên quan đến vay vốn, hỗ trợ nợ xấu, vay lãi suất thấp kèm nhiều ưu đãi.

Cụ thể, với khoản vay dao động từ 10 triệu – 50 triệu đồng, lãi suất thấp chỉ 0,6%/ tháng, hồ sơ chỉ cần CMND/ CCCD/ bằng lái, hộ khẩu, không gặp mặt.

Sau đó, những đối tượng lừa đảo này sẽ yêu cầu khách hàng điền vào đường link đăng ký do chúng cung cấp. Ngoài ra còn phải đóng thêm phí bảo hiểm rủi ro từ 500.000 đồng – 700.000 đồng. Mặc dù tiền vẫn chưa được giải ngân nhưng người vay đã phải bỏ ra một số tiền để đáp ứng điều kiện được vay.

Chiến thuật tiếp theo, nhóm lừa đảo sẽ liên tục đòi thêm nhiều khoản phí, chẳng hạn phí tư vấn, phí hồ sơ, phí đăng ký,… Nếu người vay không chuyển tiền sẽ mất toàn bộ số phí đã đóng trước đó.

Với những khách hàng nhẹ dạ cả tin, tâm lý hoang mang sẽ chuyển tiền cho bên lừa đảo. Và như vậy đã chính thức rơi vào bẫy của chúng. Khi đã nhận được đủ số tiền, lập tức mọi thông tin liên hệ đến “nhân viên tư vấn tín dụng” ảo đó sẽ biến mất, chúng sẽ chặn liên lạc, không để lại dấu vết nào.

Như vậy, bạn có thể thấy được những vụ lừa đảo trên Zalo diễn biến vô cùng phức tạp. Nếu muốn vay tiền, hãy tìm đến những đơn vị uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Đây là cách duy nhất để bạn có thể tự bảo vệ chính bản thân mình trong xã hội hiện nay.

Lừa đảo vay tiền qua điện thoại

Lừa đảo vay tiền qua điện thoại sẽ được kẻ gian thực hiện với nhiều hình thức khác nhau, nếu không nắm rõ, rất có thể bạn sẽ là “con mồi” tiếp theo.

Lừa đảo vay qua tin nhắn điện thọai

Vào một ngày, bỗng nhiên bạn nhận được tin nhắn từ ngân hàng gửi về kèm theo nội dung như sau: “Tai khoan của ban da mo dịch vụ tai chinh toan cau phi dich vụ hang thang 2.800.000 VND va se bi tru trong 2 gio. Neu khong phai ban mo dich vụ vui long nhan vao link…”.

Theo tâm lý chung, khi nhận được tin nhắn với nội dung này, mọi người thường sẽ rất hoang mang và cấp tốc nhấp vào link để xác nhận không phải mình đã mở tài khoản. Tuy nhiên, đây lại chính là cái bẫy mà các đối tượng lừa đảo đã lập sẵn để đánh vào tâm lý của những người nhẹ dạ.

Hậu quả của việc nhấp vào link là bạn có thể sẽ mất toàn bộ số tiền có trong tài khoản ngân hàng hoặc bị lộ thông tin cá nhân. Do đó, với bất kỳ tin nhắn nào yêu cầu nhấp link hoặc gửi mã OTP, dù có nguồn từ ngân hàng thì bạn cũng nên cân nhắc. Tốt nhất, nên liên hệ trực tiếp đến ngân hàng để tra cứu thông tin chính xác.

Chiêu trò lừa đảo vay tiền qua app trên điện thoại

Vay tiền qua app không còn quá xa lạ, sẽ có những app uy tín cũng sẽ có những app được lập ra để lừa đảo khách hàng.

Cụ thể, VPBank đã phát hiện một app vay tự mạo danh là app vay tiền do VPBank phát triển để hỗ trợ khách hàng vay vốn. Sau đó yêu cầu người vay đóng những khoản phí bắt buộc để được giải ngân nhằm thu lợi bất hợp pháp.

Khi mọi người điền thông tin vào app, trong đó có số điện thoại thì bên lừa đảo sẽ liên hệ để tư vấn. Sau đó yêu cầu cung cấp thêm số tài khoản ngân hàng, số CMND và đóng khoản phí để được duyệt hồ sơ vay.

Khi đã chuyển tiền thành công, đối tượng cho vay này sẽ đột nhiên “bốc hơi”, thuê bao khóa máy. Lúc này bạn sẽ không biết phải liên hệ đến ai, gọi đến ngân hàng VPBank cũng sẽ nhận được câu trả lời bạn đã bị lừa đảo.

Như vậy, hành vi của nhóm người xấu này sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của ngân hàng. Đặc biệt còn gây thiệt hại nặng nề về tài chính của người dân nếu không may bị chiếm đoạt tài sản. Hãy thật sự tỉnh táo, nâng cao cảnh giác để không phải rước họa vào thân nhé!

Lừa đảo vay tiền qua thẻ ATM

Tình trạng lừa đảo qua thẻ ATM/ tài khoản ngân hàng gần đây đã tạo nên một nỗi lo lắng, bất an đối với mọi người.

Thủ đoạn thường gặp của hình thức lừa đảo này sẽ theo một trình tự như sau:

+ Bạn sẽ nhận được một khoản tiền có giá trị bất kỳ, có thể là 10 triệu, 20 triệu hoặc 50 triệu chuyển vào tài khoản ngân hàng của mình.

+ Tiếp theo, một số máy lạ sẽ liên hệ đến và thông báo chuyển nhầm, nhờ bạn chuyển trở lại vào một số tài khoản được cung cấp.

+ Nếu bạn là người nhẹ dạ cả tin, bạn sẽ lập tức chuyển trả ngay để không gặp phiền phức cho chính mình.

+ Kết quả đến cuối tháng, bạn sẽ nhận được cuộc gọi đòi nợ với số tiền đúng như đã chuyển trả theo sự hướng dẫn trước đó.

Vì vậy, trong trường hợp lừa đảo chuyển tiền cho vay này, khi nhận được tiền bạn phải thật bình tĩnh, liên hệ đến ngân hàng để tra cứu giao dịch. Đồng thời báo ngay đến công an để được hỗ trợ tìm người chuyển nhầm tiền. Không nên tự ý thực hiện theo chỉ dẫn của một người xa lạ, không rõ lai lịch gọi đến. Đây là cách tối ưu nhất để bản thân không tự rước họa, không vay nhưng lại dính phải một khoản vay từ trên trời rơi xuống như vậy.

Lừa đảo vay tiền bằng CMND/CCCD

Nếu không may, bạn để lộ hình ảnh CMND/ CCCD của mình tại bất kỳ một trang mạng xã hội hoặc app cho vay không uy tín. Lập tức, chiêu thức mô phỏng lại CMND/ CCCD để thực hiện thủ tục vay trái phép với một số tiền “khổng lồ” sẽ được thiết lập.

Lúc này, bạn sẽ đột nhiên nhận về một khoản vay không rõ nguồn gốc với lãi suất cắt cổ. Kèm theo đó là tình trạng đòi nợ liên tục, đe dọa đến cuộc sống cá nhân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia đình, người thân.

Nên lưu ý phải thật cẩn trọng với những loại giấy tờ tùy thân như: CMND/ CCCD/ Hộ chiếu/ Hộ khẩu/ Bằng lái. Bởi chính sự sơ hở của bạn sẽ tạo cơ hội cho kẻ gian thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản một cách trắng trợn.

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến lừa đảo vay tiền online

Bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao?

Khi bạn trở thành một trong những người bị lừa đảo vay tiền online, hãy thật bình tĩnh và thực hiện những biện pháp khắc phục hậu quả sau:

Thứ nhất: Việc đầu tiên, sau khi phát hiện bị lừa đảo vay tiền, bạn cần thông báo đến gia đình, người than hoặc bạn bè để được tư vấn giải pháp. Vì lúc này, bạn đang hoang mang, bất an, lo lắng nên phải có những người thật sự tỉnh táo ở bên để hỗ trợ giải quyết vấn đề.

Thứ hai: Khi số tiền bị lừa đảo trên 2 triệu đồng thì bạn hay trình báo cơ quan công an để được hướng dẫn thủ tục tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trường hợp này khung hình phạt có thể là phạt hành chính hoặc phạt tù từ 7 – 10 năm tùy vào mức độ nghiêm trọng.

Thứ ba: Tuyệt đối không nghe theo những lời lôi kéo của những nhân viên tư vấn cho bạn vay chồng app để trả nợ. Bởi khoản nợ cũ sẽ không được giải quyết dứt điểm mà còn thêm một khoản nợ mới.

Thứ tư: Nên giữ cho bản thân được sự bình tĩnh, bởi sự lo lắng sẽ không giúp bạn tìm được hướng giải quyết tốt hơn.

Những biện pháp phòng tránh lừa đảo vay tiền online

Để không rơi vào tình trạng lừa đảo vay tiền online, bạn cần “phòng” hơn “chữa” bằng những biện pháp sau:

  • Tránh vay tiền quá nhiều dẫn đến vỡ nợ.
  • Nên cảnh giác, xác minh với những lời mời chào vay tiền từ đối tượng lạ trên các trang mạng như Zalo, Facebook,…
  • Không nên chia sẻ tên truy cập, mật khẩu Internet banking/ Mobile banking, mã OTP cho bất kỳ ai.
  • Không phản hồi tin nhắn, cuộc gọi hoặc thư điện tử yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân.
  • Không nạp tiền vào bất kỳ tài khoản ngân hàng nào thì chưa xác minh chính xác.

Trên đây là những chiêu trò bẫy lừa đảo vay tiền online qua zalo, điện thoại, thẻ ATM bằng CMND/CCCD 2022 cảnh giác bạn cần biết. Hãy thật thận trọng đối với hình thức vay tiền đang trở nên rất phổ biến này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại lời nhắn bên dưới để được tư vấn, giải đáp cụ thể hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *