TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN 2006-2019

1- Tên dự án: Hòa nhập tài chính cho phụ nữ dân tộc thiểu số (FinLINK)

Mục tiêu tổng thể: Tăng cường tiếp cận của PNDTTS vùng cao với các sản phẩm và dịch vụ tài chính chính thống để tăng khả năng hòa nhập của họ.

Mục tiêu cụ thể:

  • Xây dựng giải pháp liên kết tài chính bền vững cho các thành viên VSLA.
  • Nâng cao kỹ năng tài chính và kinh doanh của các thành viên VSLA
  • Các thành viên VSLA được tăng cường tiếp cận với các nguồn lực

Thời gian thực hiện dự án: Dự án được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2017.

2- Dự án Nâng cao năng lực cho phụ nữ DTTS để giúp họ tăng cường vị thế trong xã hội (EMWE), CARE tài trợ.

Mục tiêu: Phụ nữ dân tộc thiểu số có đủ năng lực và môi trường thuận lợi để tham gia tích cực vào quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương

  • Ngân sách: 172.000 USD Úc.
  • Thời gian thực hiện dự từ tháng 8/2014 đến 6/2017

3- Dự án: Tăng cường năng lực thích ứng của phụ nữ và nông dân người dân tộc thiểu số qua hệ thống thông tin khí hậu – nông nghiệp ở Đông Nam Á.

Mục đích: Nâng cao khả năng thích ứng của phụ nữ và nông dân người dân tộc thiểu số, giúp họ dự đoán và thích ứng tốt hơn với các rủi ro do biến đổi khí hậu tạo ra .

 Các mục tiêu: Tăng cường nâng cao năng lực về sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH cho các nhóm nông dân, các tổ chức cộng đồng và đối tác; Phân vùng khí hậu nông nghiệp, cung cấp thông tin cho từng vùng khí hậu nông nghiệp cụ thể làm căn cứ cho việc lập kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng với từng vùng khí hậu; Xây dựng mạng lưới học hỏi của Nông dân (FLN) theo từng Khu vực khí hậu – nông nghiệp; Khuyến nghị các chính sách thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp dự trên nghiên cứu và các mô hình thực tế để thể chế hóa hệ thống thông tin khí tượng thủy văn phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững; Diễn đàn “xây dựng trí thức” trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các nhóm nông dân và các tổ chức cộng đồng tham gia mô hình

4- Dự án: Các tổ chức cộng đồng phát triển kinh tế hợp tác trong xoá đói giảm nghèo tại tỉnh Điện Biên (SIEED)”

  • Mục tiêu dài hạn: Những người sản xuất nghèo ở nông thôn có thể tham gia và hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).
  • Mục tiêu trước mắt 1: Nông dân nghèo trong 15 xã của tỉnh Điện Biên được hưỏng lợi một cách công bằng từ việc thị trường hoá các sản phẩm địa phương trên qui mô vùng và qui mô quốc gia và từ các hệ thống sản suất nông/lâm nghiệp bền vững.
  • Mục tiêu trước mắt 2: Trung tâm phát triển cộng đồng, hội Phụ Nữ và hội Nông dân được nâng cao năng lực để hỗ trợ các nhóm cộng đồng và tăng tiếp cận với thị trường.
  • Đối tượng: Cộng đồng người nghèo, người dân tộc thiểu số và đặc biệt là phụ nữ, 15 xã thuộc 3 huyện là: huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông và huyện Tủa Chùa – tỉnh Điện Biên thời gian thực hiện đến năm 2012.
  • Ngân sách: 988,529.74 EUR
  • Thời gian thực hiện dự án 4 năm từ 2008-2012

5- Chương trình Phát triển nông thôn tổng hợp Điện Biên dài hạn 1999-2012

Các mục tiêu;

  1. Chương trình Giáo dục xoá mù chữ gắn với phát triển cộng đồng (theo phương pháp Reflect): Nâng cao năng lực của người nghèo – Tập chung vào phụ nữ thông qua hình thức XMC gắn PTCĐ và học tập suốt đời; Nhằm giúp họ tiếp cận với những vấn đề cơ bản của giáo dục phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật trong khuân khổ pháp luật, chính sách của địa phương;
  2. Chương trình Giáo dục tập chung vào trẻ em: Trẻ em dân tộc thiểu số đặc biệt là trẻ em gái được đến trường và hưởng nền giáo dục có chất lượng. Cải thiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc day và học ở những nơi vùng sâu xa. Tiếp cận nền giáo dục có chất lượng cho phụ nữ và trẻ em gái. Thúc đẩy sử dụng phương pháp dạy và học tích cực lấy học sinh làm trung tâm.
  3. Chương trình Giáo dục tài chính: Người nghèo được trang bị các kỹ năng và kiến thức để xây dựng và quản lý tài chính hộ gia đình. Đến nay đã hỗ trợ 100.000 lượt thành viên vay vốn, với số vốn 120 tỷ đồng.
  4. Chương trình thuỷ lợi và nước sinh hoạt: Nâng cao năng lực quản lý khai thác sử dụng nguồn nước thuỷ lợi và nước sinh hoạt giúp cho người nghèo vùng sâu, vùng xa phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, từng bước giảm đói nghèo. Đến nay CCD đã hỗ trợ xây dựng 50 công trình NSH, 2 công trình thủy lợi và thành lập 50 chi hội dùng nước bản bản và 5 Hội dùng nước xã.
  5. Chương trình Thú y/ Bảo vệ thực vật: Người nghèo vùng sâu vùng xa có khả năng tiếp cận dịch vụ thú y để phát triển chăn nuôi nâng cao thu nhập, đã đào tạo 130 cán bộ thú y xã và thôn/bản và trạng bị 136 tủ thuốc thú ý tại thôn bản. Người nghèo vùng sâu vùng xa có khả năng tiếp cận dịch vụ bảo vệ thực vật để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập; đào tạo 6 cán bộ BVTV xã
  6. Chương trình Khuyến nông/khuyến lâm hướng đến người nghèo: Người nghèo vùng sâu vùng xa có khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông tại thôn bản để phát triển sản xuất nông nghiệp nâng cao thu nhập, đào tạo nâng cao năng lực cho hệ thông khuyến nông huyện xã. Người nghèo vùng sâu vùng xa có khả năng tiếp cận dịch vụ thú y để phát triển chăn nuôi nâng cao thu nhập, đã đào tạo 130 cán bộ thú y xã và thôn/bản và trạng bị 136 tủ thuốc thú ý tại thôn bản.
  7. Chương trình Y tế cộng đồng: Người nghèo các thôn bản vùng sâu vùng xa có điều kiện tiếp cận các dịch vụ phòng bệnh tại cấp bản thông qua việc giúp trung tâm Y tế Điện Biên xây dựng hệ thống y tá thôn bản và bà đỡ thôn bản
  8. Quỹ phát triển xã hội: Nâng cao năng lực của cán bộ địa phương về các vấn đề a) thiết kế, tổ chức thực hiện, quản lý giám sát và đánh giá các chương trình xoá đói giảm nghèo có người dân cùng tham gia; b) trao đổi và áp dụng những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình quản lý và tổ chức thực hiện các dự án xoá đói giảm nghèo có người dân cùng tham gia.
  9. Ngân sách: 2.500.000USD.
  • Thời gian thực hiện dự án hai năm từ 1999-20012

6. Dự án: Các dân tộc thiểu số có nguồn nước sạch sử dụng trong sinh hoạt

 Mục tiêu của dự án:

  • Cung cấp nước đảm bảo vệ sinh cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số nghèo và các trường học nhằm (i) giảm tỉ lệ mắc bệnh do nguồn nước, (ii) giảm khối lượng công việc của phụ nữ và trẻ em cho việc đi lấy nước với một quãng đường rất xa bằng cách xây dựng các hệ thống cấp nước ở vùng núi có các dân tộc Hơ Mông, Khơ Mú và Thái sinh sống. Nâng cao sức khỏe, năng lực cộng đồng trong việc sử dụng nước.
  • Cung cấp nước cho các điểm trường hiện đang thiếu các phương tiện vệ sinh và nước sinh hoạt.
  • Phổ biến kiến thức về vệ sinh và sức khỏe tại cộng đồng và trường học.
  • Vận động phụ huynh tạo điều kiện về thời gian cho con em đến trường. Hướng dẫn thảo luận tính ảnh hưởng của việc mù chữ trong các lớp học Reflect; hỗ trợ trẻ em đến trường.
  • Ngân sách: 277,202.2581 EUR.
  • Thời gian thực hiện dự án hai năm từ 2008-2009

7. Dự án: Tăng thu nhập cho cộng đồng người dân tộc thiểu số từ việc chọn lọc và phát triển gà xương đen theo hướng hàng hóa tại xã Thanh Nưa huyện Điện Biên

Mục tiêu:

  • Xây dựng một tổ hợp tác chọn lọc và nhân giống gà xương đen từ nguồn gen của địa phương với quy mô thích hợp. Mỗi năm tổ hợp tác cung cấp 8000 con giống gà đen chất lượng đảm bảo cho 200 lượt hộ gia đình thuộc khu vực thực hiện dự án nuôi thương phẩm.
  • Tăng 25% thu nhập cho hộ nghèo tham gia nhóm nuôi gà xương đen theo hướng hàng hóa thông qua liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị.

Ngân sách:  25,000 USD

Thời gian thực hiện dự án: 24 tháng từ năm 2010 – 2012

8. Dự án: Tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình cải cách hành chính công ở Việt Nam DINIDA

  • Hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin theo quyền hạn của mình;
  • Thí điểm mô hình giám sát quá trình CCHC ở Việt Nam với sự tham gia của người dân và thông qua các tổ chức cộng đồng ở cấp địa phương;
  • Hỗ trợ năng lực cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp cơ sở nhằm thúc đẩy hơn nữa tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và hiệu quả trong quản trị nhà nước
  • Ngân sách: 126,000 USD.
  • Thời gian thực hiện dự án 3 năm từ 2008-2011